Lao động thặng dư và trao đổi không ngang giá Lao_động_thặng_dư

Marx đã thừa nhận rằng lao động thặng dư có thể không chỉ bị chiếm đoạt trực tiếp trong sản xuất bởi những người chủ xí nghiệp, mà còn trong trao đổi buôn bán. Ngày nay hiện tượng này được gọi là trao đổi không ngang giá. Vì thế, ông nhận xét rằng:

“Từ khả năng lợi nhuận có thể ít hơn giá trị thặng dư, từ đó tư bản [ có thể ] trao đổi sinh lãi mà không tự nhận ra đúng ý nghĩa của nó, kéo theo nó không chỉ là những nhà tư bản cá nhân, mà còn là những quốc gia cũng có thể liên tục trao đổi với một cá nhân khác, thậm chí có thể còn liên tục lặp lại những trao đổi trên một phạm vi mở rộng chưa từng có, trừ phi vì lý do đó mà lợi ích tất yếu ở mức độ công bằng. Một trong những quốc gia có thể liên tục chiếm đoạt cho nó một phần lao động thặng dư của người khác, không trả lại cho họ bất cứ thứ gì trong trao đổi, ngoại trừ việc đó thì phạm vi ở đây không giống như trong trao đổi giữa nhà tư bản và công nhân”.

Trong trường hợp này, nhiều sản phẩm trao đổi một cách có hiệu quả cho ít sản phẩm hơn, và một giá trị lớn hơn trao đổi cho một giá trị nhỏ hơn, vì một số có thể chiếm được vị trí vững mạnh hơn trong thị trường, và số khác sẽ có vị trí thấp yếu hơn. Đối với hầu hết các phần trong tập ‘Tư bản’, Marx đã cho rằng trao đổi ngang giá nghĩa là cung và cầu cân bằng; lý luận của ông là kể cả nếu, theo lời phát biểu lý tưởng, không trao đổi không ngang giá nào sẽ diễn ra trong mua bán hàng hóa, và công bằng thị trường hiện hữu, sự bóc lột tuy vậy có thể xảy ra trong những mối quan hệ sản xuất tư bản, bởi vì giá trị của hàng hóa được sản xuất bởi sức lao động vượt quá bản thân giá trị sức lao động của chính nó. Mặc dù vậy Marx đã không bao giờ hoàn thành được sự phân tích của mình về thị trường thế giới.

Trong thế giới thực, những nhà kinh tế chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx như Samir Amin tranh luận rằng, trao đổi không ngang giá diễn ra trong mọi thời điểm, hàm ý những chuyển đổi của giá trị từ nơi này đến một nơi khác, thông qua quá trình trao đổi buôn bán. Vì vậy, càng nhiều trao đổi buôn bán được “toàn cầu hóa”, thì sự trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ càng lớn; cho nên, những người trung gian chiếm đoạt một phần nhỏ ngày càng tăng của giá trị cuối cùng của những sản phẩm, trong khi đó những người sản xuất trực tiếp thu được chỉ một phần nhỏ của giá trị cuối cùng.

Trao đổi không ngang giá quan trọng nhất thế giới kinh tế ngày nay liên quan đến sự trao đổi giữa hàng hóa nông nghiệp và hàng hóa công nghiệp, nghĩa là phạm trù trao đổi buôn bán ủng hộ hàng hóa công nghiệp chống lại hàng hóa nông nghiệp. Raul Prebisch đã chú thích rằng, điều này thường có nghĩa sản lượng nông nghiệp phải được sản xuất và bán đi ngày càng nhiều, để mua được một lượng hàng hóa công nghiệp cụ thể. Vấn đề này đã trở chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa tại những cuộc gặp WTO gần đây.

Thực tiễn của trao đổi không ngang giá hay trao đổi không công bằng không bao hàm phương thức sản xuất tư bản, thậm chí cũng không bao hàm sự hiện hữu của tiền bạc. Nó chỉ bao hàm những hàng hóa và dịch vụ của giá trị không ngang giá được trao đổi buôn bán, cái gì đó có thể xuyên suốt chiều dài lịch sử thực tiễn trao đổi buôn bán của con người.